Mô hình truyền thông trong quá trình truyền thông giữa các cá nhân
Về phương diện nào đó, giao tiếp có thể được coi như quá
trình phát và nhận thông tin giữa những người giao tiếp với nhau.
Giao tiếp là một quá trình thông tin hai chiều, có nghĩa là
không có sự phân cực giữa một bên là người phát và một bên là người nhận thông
tin,mà cả hai đều là chủ thể tích cực, luôn đổi vai cho nhau.
Nội dung thông tin có
thể là các quan điểm, ý kiến, sở thích, nhu cầu, tâm trạng, tình cảm…
Quá trình trao đổi thông tin trong giao tiếp diễn ra có hiệu
quả hay không phụ thuộc vào người phát, người nhận thông tin và nhiều yếu tố
khác trong quá trình truyền thông.
Quá trình truyền thông trong giao tiếp được minh họa bằng sơ
đồ:
Sơ đồ quá trình truyền thông trong giao tiếp
(Sơ đồ trên cho ta thấy rằng một người muốn chuyển một ý
nghĩa trừu tượng cho một người khác thì phải bắt đầu từ mã hóa ý nghĩa đó.
Mã hóa trong quá trình giao tiếp
Mã hóa là quá trình chuyển từ ý nghĩa sang lời nói, chữ viết hay các dấu hiệu ký hiệu và các phương tiện phi ngôn ngữ khác nhau.Thông điệp trong quá trình giao tiếp
Sau đó thông điệp, tức là những ý nghĩa đã được mã hóa, được
phát đi bằng các kênh truyền thông (như lời nói, thông báo, điện thoại, thư từ,
fax…). Người nghe nhận được thông điệp bằng một số hoặc tất cả các giác quan của
mình và giải mã.
Giải mã trong quá trình giao tiếp
Giải mã không phải là một quá trình đơn giản. Sự thông tin
chính xác chỉ có thể xảy ra khi cả hai người phát và nhận gán cho các ký hiệu lập
thành thông điệp cùng một ý nghĩa hoặc hoặc ít ra là những ý nghĩa tương tự.
Phản hồi trong quá trình giao tiếp
Sau khi giải mã, khâu cuối cùng kết thúc mạch truyền thông là
thông qua phản hồi. Người nhận tín hiệu cho người phát biết rằng thông điệp đã
được nhận và tính chất của sự trả lời thường cho thấy một phần chất lượng của sự
thông hiểu. )
Tuần hoàn giao tiếp
Lúc này người nhận và
người gửi đổi vai cho nhau tạo nên quá trình truyền thông tuần hoàn.
Nhiễu và Hiệu quả của quá trình truyền thông
Hiệu quả của quá trình truyền thông có thể bị ảnh
hưởng bởi “nhiễu”. Là những
yếu tố nằm ở người phát, ở việc truyền đạt, hay ở người nhận mà chúng cản trở tới
việc thông tin.
- Một môi trường ồn ào ảnh hưởng tới việc phát triển ý ở người
phát và tiếp nhận thông tin ở người nhận.
- Việc mã hóa có thể bị lỗi do việc sử dụng các ký hiệu không
rõ ràng(teencode, từ địa phương), hoặc hai bên không sử dụng chung một ngôn ngữ,
không cùng trình độ(trẻ trâu, sky’s)…
- Các kênh truyền thông hoạt động kém hiệu quả, như bưu điện
bị ách tắc thư từ, điện thoại bị trục trặc, cá mập cắn cáp
- Sự không tập trung chú ý trong quá trình tiếp nhận thông
tin.
- Sự nhận định vội vã, tức là khi một người mới nghe một phần
thông điệp đã vội rút ra kết luận mà không chịu nghe tiếp.
0 nhận xét:
Post a Comment