Cota gây ô nhiễm là gì?
§
"Côta gây ô
nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua
đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải các
chất gây ô nhiễm vào môi trường".
§
Nhà nước xác định
tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó
phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta
gây ô nhemx và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm
nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải.
§
Khi có mức phân
bổ côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán côta gây ô
nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây
ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua côta gây ô nhiễm để được phép thải chất gây
ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép.
Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc
mua côta gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô
nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn.
§
Như vậy, sự khác
nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình chuyển nhượng côta
gây ô nhiễm. Thông qua chuyển nhượng, cả người bán và người mua côta gây ô
nhiễm đều có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường, đảm
bảo được chất lượng môi trường.
Nhãn sinh thái là gì?
§
"Nhãn sinh
thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm
môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản
phẩm đó".
§
Ðược dán nhãn
sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì thế
các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị
trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là
công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của
khách hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được
công nhận là "sản phẩm xanh", được dán "nhãn sinh thái" và
điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái
thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhựa, cao
su,...), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường,
các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh
doanh sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi trường.
Thuế và phí môi trường được quy định như thế nào?
Thuế và phí môi
trường là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử dụng môi trường
đóng góp. Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chi cho các hoạt
động bảo vệ môi trường.
Dựa vào đối tượng
đánh thuế và phí có thể phân ra các loại sau:
§ Thuế
và phí chất thải.
§ Thuế
và phí rác thải.
§ Thuế
và phí nước thải.
§ Thuế
và phí ô nhiễm không khí.
§ Thuế
và phí tiếng ồn.
§ Phí
đánh vào người sử dụng.
§ Thuế
và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ô nhiễm (ví
dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón...).
§ Thuế
và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản
lý hành chính đối với môi trường.
0 nhận xét:
Post a Comment