LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI - A. SMITH

Chủ nghĩa trọng thương tồn tại khá nhiều hạn chế và dần trở nên lỗi thời. Đặc biệt là sau khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào giữa thế kỷ 18. Hàng loạt quan điểm về thương mại ra đời. Phải kể đến đầu tiên chính là Lý thuyêt tuyệt đối của A. Smith. VNLogic sẽ giới thiệu đến các bạn hoàn cảnh lịch sử, quan điểm của A. Smith, những nội dung, giá trị và hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối

Hoàn cảnh lịch sử

-        Cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ 18
-        Nền kinh  tế hàng hoá phát triển
-        Sự phát triển của hệ thống ngân hàng
Đòi hỏi quan điểm mới, tiến bộ hơn về thương mại quốc tế thay thế cho quan điểm trọng thương.
            ->Đó chính là lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.

Quan điểm của A. Smith về thương mại quốc tế

Lập luận nền tảng:
-        Sự thịnh vượng của các quốc gia phụ thuộc không hẳn vào số lượng vàng bạc tích trữ, mà phụ thuộc chủ yếu vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ:
            ►Nhiệm vụ cơ bản: phát triển sản xuất và trao đổi,
-        Chính sách không can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và tự do cạnh tranh: BÀN TAY VÔ HÌNH
-        Không can thiệp vào hoạt động ngoại thương; Thị trường mở cửa và Tự do thương mại quốc tế
adam smith loi the tuyet doi
Adam Smith - Cha đẻ của Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối

-        Xuất khẩu là yếu tố tích cực cho phát triển kinh tế
-        Trợ cấp xuất khẩu là một dạng thuế đánh vào người dân, dẫn tới sự tăng giá trong nước, cần bãi bỏ

Nội dung Lý thuyết lợi thế tuyệt đối

-        Khái niệm Lợi thế tuyệt đối (LTTĐ):
“LTTĐ là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (hay chi phí lao động) giữa các quốc gia về một sản phẩm”.
-        Năng suất lao động (NSLĐ):
            Số đơn vị sản phẩm sản xuất trên một một đơn vị (giờ) lao động.
-        Chi phí lao động (CPLĐ):
            Số lượng (giờ) lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
-        CPLĐ là đại lượng nghịch đảo của NSLĐ

Các giả thiết lợi thế tuyệt đối

-        Chỉ có 1 yếu tố Chi phí sản xuất là không đổi.
-        Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
-        Lao động (yếu tố sản xuất) có thể tự do di chuyển trong khuôn khổ một quốc gia
-        Yếu tố sản xuất không di chuyển giữa các quốc gia
-        Tất cả các nguồn lực sản xuất được sử dụng hoàn toàn
-        Có 2 quốc gia tham gia thương mại quốc tế và trao đổi 2 mặt hàng
-        Thương mại quốc tế hoàn toàn tự do
-        Chi phí vận tải bằng 0.
-        Yếu tố sản xuất duy nhất – lao động

Phát biểu lý thuyết tuyệt đối

            Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối, thì tất cả các quốc gia đều có lợi.  

Giá trị và hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối

v Giá trị:

-        Chỉ ra sự sai lầm của chủ nghĩa trọng thương về mậu dịch quốc tế:
-        Chứng minh được lợi ích của tất cả các quốc gia khi tham gia mậu dịch quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi.

v Hạn chế:

-        Lý thuyết lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần thương mại quốc tế:
+     Mậu dịch diễn ra khi mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm
+     Nếu một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào thì thương mại có diễn ra hay không?
+     Nếu diễn ra thì lợi ích của các quốc gia sẽ như thế nào?

-        Câu hỏi này được David Ricardo trả lời bằng quy luật lợi thế so sánh.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Post a Comment