VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG - MARKETING

         VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

 Đối với khách hàng thương hiệu có 2 vài trò chính thứ nhất là giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác và thứ hai là giúp khách hàng biểu đạt vị trí xã hội

Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng sản phẩm cần mua trong muôn vàn các hàng hoá, dịch vụ  cùng loại khác, góp phần xác định được  nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.


Mỗi hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp này sẽ mang một tên gọi hay các dấu hiệu khác với hàng hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp khác, thế thông qua thương hiệu người tiêu dùng có thể nhận dạng hàng hoá, dịch vụ của từng doanh nghiệp. Có một thực tế là người tiêu dùng luôn quan tâm đến công dụng hoặc lợi ích đích thực hàng hoá hoặc dịch vụ mang lại cho họ, nhưng khi cần phải lựa  chọn hàng hoá, dịch vụ thì hầu hết người tiêu dùng lại luôn để ý đến thương hiệu, xem xét hàng hoá hoặc dịch vụ đó của nhà cung cấp nào, nhà sản xuất nào, uy tín hoặc thông điệp họ mang đến là gì, những người tiêu dùng khác có quan tâm để ý đến hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu đó không. Người tiêu dùng dựa vào thương hiệu hoặc hình ảnh của doanh nghiệp như sự bảo đảm cho hàng hoá, dịch vụ  họ mua sẽ đáp ứng các yêu cầu nhất định.Thương hiệu quen  thuộc hay  nổi tiếng làm giảm lo lắng về rủi ro khi mua hàng cho khách hàng tiềm năng. Thương hiệu giúp người mua đánh giá dễ dàng chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Đối với người tiêu dùng, mỗi  thương hiệu là biểu tượng cho  một cấp chất lượng nhất định với những  đặc tính nhất định dựa vào đó để người mua lựa chọn hàng hoá, dịch vụ cho mình.

Như vậy, thực chất thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp dấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng căn cứ vào đó đưa ra phán quyết cuối cùng về hành vi mua sắm.

Thông thường tại một điểm bán hàng nào đó có rất nhiều loại hàng hoá, dịch  vụ được chào bán. Người tiêu dùng sẽ phải đưa ra quyết định lựa chọn hàng hoá dịch vụ của nhà cung cấp này hay của nhà cung cấp khác. Có thể có 3 khả năng xảy ra. Một là, khách hàng đã biết, đã tiêu dùng tin tưởng ở một thương hiệu nào đó, khi  đó quá trình lựa chọn sẽ diễn ra hết sức nhanh chóng. Ngay lập tức người tiêu dùng chọn hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu ưa thích hoặc lựa chọn thương hiệu  ưa  thích với đôi chút so sánh và  tham  khảo  các  thương  hiệu  khác.  Hai  là, khách hàng tuy chưa tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu nào đó, nhưng qua thông tin họ có được (qua các chương trình quảng cáo, sự giới thiệu của bạn bè hoặc qua các kênh thông tin khác) họ có những cảm nhận ấn tượng ban đầu về một thương hiệu, khi đó khả năng lựa chọn sẽ thiên hướng về thương hiệu đã được biết  đến ít nhiều với sự so sánh với các thương hiệu khác. Lượng thông  tin  đến  với  khách hàng càng nhiều càng đa dạng thì khả năng lựa chọn thương hiệu đó càng cao. Thứ ba, khách hàng chưa có một cảm giác hay ấn tượng nào về hàng hoá hay  dịch vụ sẽ lựa chọn. Khi đó họ sẽ phải cân  nhắc,  suy nghĩ  và  lựa chọn hàng hoá,  dịch vụ mang một trong các thương hiệu. Với trường hợp thứ ba, tên thương hiệu  chưa đủ để tạo ra một sự tin tưởng lôi kéo cần có các thông tin về chỉ dẫn địa    lý hoặc tên gọi xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ, những dấu hiệu chất lượng hoặc sự  vượt trội của dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, trong cả 3 trường hợp trên, sự nổi bật hấp dẫn, những thông tin của thương hiệu luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng để lôi kéo khách hàng.


Thương hiệu giúp khách hàng biểu đạt vị trí xã hội của mình.


          Việc mua các thương hiệu nhất định còn có thể là một hình thức tự khẳng định hình ảnh của người sử dụng. Mỗi thương hiệu không chỉ đặc trưng cho những tính năng, giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ mà còn mang trên nó cả một nền tảng tượng trưng cho một dòng sản phẩm cung ứng cho những người có địa vị xã hội. Ví dụ như Heineken là loại bia dành cho những ngườicó thu nhập cao, tầng  lớp  công  dân loại 1. Người ta đi xe thương hiệu Piaggio  hay @, Dylan, Spacy không chỉ nó là chiếc xe máy còn mong muốn biểu đạt thu nhập, địa vị, cách sống hay muốn người khác nhìn mình với con mắt ngưỡng  mộ.

Thương hiệu có vai trò tác động rất khác nhau giữa các loại sản phẩm giữa các nhóm người mua. Một số nhóm khách hàng có thu nhập thấp sẽ có hành vi mua theo tiêu chuẩn giá cả nên vai trò của thương hiệu ít ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ. Các nhóm khách hàng có thu nhập cao, trình độ văn hoá cao có hành vi  mua theo tiêu chuẩn giá trị thì thương hiệu chi phối lớn đến sự lựa chọn của họ. Ví dụ, tên thương hiệu quần áo có thể quan trọng đối với thanh niên thành phố, nhưng lại ít có ý nghĩa đối với những người nông dân.

Thương hiệu không chỉ quan trọng đối với thị  trường  hàng  tiêu  dùng  cá nhân, chúng cũng là trung tâm của thị trường công nghiệp, dịch vụ. Đối với khách hàng tổ chức, thương hiệu cũng là tiêu chuẩn mua quan trọng là cơ sở chủ yếu để  họ đánh giá, lựa chọn khi mua


Xem thêm: Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Post a Comment